Mệt mỏi kéo dài nguyên nhân do đâu?
Nhiều người bệnh nghĩ rằng mệt mỏi là cảm giác buồn ngủ, uể oải và không muốn làm việc gì nhưng trên thực tế mệt mỏi mô tả trạng thái thiếu năng lượng và động lực trong sinh hoạt cũng như trong công việc mà thậm chí người bệnh còn không cảm thấy buồn ngủ mặc dù cả hai có thể xảy ra cùng lúc.
Cần xác định xem sự mệt mỏi đó bắt nguồn từ tinh thần, thể chất hay cả hai. Các nguyên nhân của sự mệt mỏi đang được thu hẹp dần nhưng nhìn chung đây vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân tìm đến các bác sĩ.
Ăn quá nhiều tinh bột và đường
Chế độ ăn quá nhiều tinh bột và đường có thể khiến bạn thấy tràn đầy năng lượng nhanh chóng vì làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, khi đường huyết hạ, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và muốn ăn thêm. Nếu liên tục nạp đồ ăn chứa nhiều tinh bột và đường, bạn sẽ thấy mệt mỏi cả ngày. Hãy thử cắt giảm các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột ra khỏi thực đơn, thay bằng thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, đậu lăng, các loại rau xanh... để vừa no lâu vừa tốt cho sức khỏe và cân nặng.
Lười vận động
Nghiên cứu được thực hiện năm 2008 chỉ ra, người trưởng thành cần dành ra hai buổi tập luyện mỗi tuần, mỗi buổi 20 phút để tăng cường năng lượng cho cơ thể. Nếu chỉ nằm dài trên ghế sô pha, bạn sẽ thấy mệt mỏi suốt cả ngày.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ khiến bạn thấy mệt mỏi cả ngày. Hãy cắt giảm lượng caffeine, tập yoga hoặc thiền định trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng.
Thiếu nước
Mất nước tác động đến tâm trạng và năng lượng cơ thể. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng não người sẽ co lại nếu bị thiếu nước. Ngay cả khi thiếu một lượng nước nhỏ, bạn cũng có thể bắt đầu thấy mình chậm chạp hơn. Đặc biệt những người luyện tập thể thao cần uống nhiều nước hơn để bù lại lượng nước đã mất.
Stress
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng gây mất năng lượng, thay đổi thỏi quen sinh hoạt, khiến bạn gặp vấn đề về trí nhớ và làm cho bạn luôn có suy nghĩ tiêu cực. Tập yoga, thiền định sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
- Nguồn: internet